21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2320117
668635
Để bình đẳng giới là thực chất
de-binh-dang-gioi-la-thuc-chat
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Để bình đẳng giới là thực chất

Trong Hiến pháp và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định phải thực hiện bình đẳng giới, phải đảm bảo quyền của phụ nữ. Dù đã có những tiến bộ so với trước nhưng để bình đẳng giới đi vào thực chất, vẫn còn nhiều việc phải làm.

Trong Hiến pháp và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định phải thực hiện bình đẳng giới, phải đảm bảo quyền của phụ nữ. Dù đã có những tiến bộ so với trước nhưng để bình đẳng giới đi vào thực chất, vẫn còn nhiều việc phải làm.

Xã hội ta hiện nay đã đảm bảo quyền phụ nữ và bình đẳng giới một cách thực chất chưa? - Xin thưa, chưa đâu ạ! Có thể thấy rõ điều này thông qua nhiều góc độ khác nhau. Đó là phụ nữ làm chính trị và tham gia hoạt động xã hội tuy có tăng nhưng vẫn còn thấp. Theo Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khoá XIII chiếm 24,4%. Tại cơ quan dân cử ở địa phương, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011-2016 cấp tỉnh là 25,17%, cấp huyện là 24,62%, cấp xã là 21,71%. Nếu so sánh phụ nữ chiếm một nửa dân số, thì tỷ lệ này chưa bảo đảm sự đại diện bình đẳng của phụ nữ như Chính phủ đã cam kết trong Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Những con số trên so với mục tiêu mà Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 xác định vẫn còn một khoảng cách khá xa.

Trong gia đình, bất bình đẳng giới cũng khá phổ biến. Cũng đi làm như nam giới, thế nhưng khi tan sở, nam giới tự cho mình cái quyền được đi uống bia, ngồi giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp hoặc chơi thể thao... Trong khi đó, phụ nữ mặc nhiên được gắn với trách nhiệm là phải đón, chăm sóc con cái, đi chợ và về nhà nấu nướng phục vụ bữa ăn cho cả gia đình. Trong nhiều gia đình, phụ nữ hầu như không có thời gian cho riêng mình, phải làm phần lớn việc nhà. Trong một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) năm 2015 cho biết: Trong 14 công việc gia đình chủ yếu, phụ nữ đảm nhiệm 12 đầu việc, đặc biệt là công việc liên quan đến chăm sóc con cái; hơn 60% số phụ nữ được hỏi đã trả lời rằng họ đã làm những việc nhà từ trước 18 tuổi, trong khi con số này ở nam giới chỉ là 25%; những công việc gia đình của phụ nữ còn mở rộng đến cả việc chăm sóc hai bên gia đình nội - ngoại, còn nam giới chỉ xuất hiện trong những tình huống cần đến hình ảnh đại diện, như cúng giỗ, họp bàn công việc của cộng đồng, gia tộc...  

Những điều nêu trên không chỉ là quan niệm của nam giới và xã hội, mà trong nhiều trường hợp chính phụ nữ cũng coi đó là “thiên chức” của mình. Vì có xu hướng phụ nữ đặt gia đình lên trên hết, nên để giữ cho gia đình ổn định, nhiều phụ nữ ở Việt Nam sẵn sàng hy sinh sự bình đẳng của mình. Phải chăng suy nghĩ này là điều tâm niệm chung của người phụ nữ cho nên không dễ loại bỏ?

Muốn có bình đẳng giới thực chất và bền vững, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, quan trọng nhất là mọi người cần thay đổi cách nghĩ cũ về vai trò của phụ nữ, khuyến khích nam giới chia sẻ trách nhiệm gia đình, còn phụ nữ phải tăng tính tự chủ, mạnh dạn nắm bắt các cơ hội. Về cơ chế chính sách, cần lập và thực thi các chương trình nhằm nâng cao quyền lợi của phụ nữ; cải thiện dịch vụ xã hội để giảm gánh nặng việc nhà cho phụ nữ; tăng thêm tính khả thi của chính sách, pháp luật liên quan việc thúc đẩy sự tiếp cận của phụ nữ với các cơ hội phát triển học vấn, sự nghiệp.

Ngọc Hà

Cùng chuyên mục