21
3
Xã hội/
/xa-hoi
3353977
1499333
Đầu tư hạ tầng cho vùng DTTS
dau-tu-ha-tang-cho-vung-dtts
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Đầu tư hạ tầng cho vùng DTTS

Quảng Ninh đã và đang dành nguồn lực lớn để đầu tư phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới và hải đảo. Giai đoạn 2019-2024, tỉnh đã triển khai 842 dự án hạ tầng thiết yếu, với tổng vốn đầu tư hơn 118.100 tỷ đồng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống người dân. ​

Quảng Ninh đã và đang dành nguồn lực lớn để đầu tư phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới và hải đảo. Giai đoạn 2019-2024, tỉnh đã triển khai 842 dự án hạ tầng thiết yếu, với tổng vốn đầu tư hơn 118.100 tỷ đồng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống người dân. ​

Tuyến đường tỉnh 31 cũ nối xã Đoàn Kết với xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) đoạn qua thôn Khe Ngái được đầu tư xây dựng mới tạo thuận lợi cho người dân trong việc đi lại.

Cuối năm 2024, tuyến đường tỉnh 31 cũ nối xã Đoàn Kết với xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) đoạn qua thôn Khe Ngái (xã Đoàn Kết) được đầu tư xây dựng mới. Với mặt đường rộng, rải asphan cùng hệ thống chiếu sáng cao áp, tuyến đường khi đưa vào sử dụng mang lại nhiều niềm vui cho bà con nhân dân thôn Khe Ngái. Ông Nguyễn Duy Công, thôn Khe Ngái, cho biết: Trước đây, tuyến đường này đã xuống cấp, đi lại khó khăn khiến giao thương, sinh hoạt của bà con gặp nhiều bất cập. Nhờ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, tuyến đường khang trang, rộng rãi đã được hoàn thành. Bà con đi lại thuận lợi hơn, vận chuyển hàng hóa cũng dễ dàng hơn.

Cùng niềm vui như ông Công, hàng chục hộ dân ở xóm Lâm Nghiệp, thôn Tân Ốc 1, xã Đồng Sơn (TP Hạ Long) rất phấn khởi khi cuối năm 2024, công trình đập tràn và đường liên xóm Lâm Nghiệp - Khe Lạn có tổng mức đầu tư hơn 7 tỷ đồng được đưa vào sử dụng. Bởi lẽ, niềm mơ ước bấy lâu nay về tuyến đường không lầy lội, không bị chia cắt vào mùa mưa lũ đã trở thành hiện thực. Sau khi hoàn thành công trình đã giúp bà con hai bên đi lại thuận tiện hơn, không còn cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập" khi mưa lũ về. Giao thông thuận lợi cũng giúp vận chuyển nông sản dễ dàng hơn, mở ra nhiều cơ hội về phát triển KT-XH cho bà con. Bà Ninh Thị Sinh, thôn Tân Ốc 1, phấn khởi nói: Trước đây đi lại khó khăn lắm, nhiều khi mưa lũ mấy ngày không sang được phía bên kia để mua đồ ăn. Nay có đường bê tông, có ngầm tràn, bà con vui lắm.

Đập tràn và đường liên xóm Lâm Nghiệp - Khe Lạn, xã Đồng Sơn (TP Hạ Long) vừa hoàn thành giúp bà con hai bên thoát khỏi cảnh chia cắt khi có mưa lũ.

Là địa bàn có tới 67 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, Quảng Ninh bắt tay thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030 với sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị. 

Tỉnh đã ưu tiên dành nguồn lực lớn từ NSNN và huy động tổng thể các nguồn lực khác tập trung đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược, đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy liên kết vùng động lực với vùng khó khăn; gắn kết với các trung tâm kinh tế, trung tâm đô thị, các vùng động lực, KKT, KCN nhằm thúc đẩy phát triển nhanh bền vững. Nhiều công trình giao thông động lực cho vùng nông thôn, miền núi, biên giới đã được đầu tư như: Tuyến luồng đường thủy nội địa từ cảng Cái Rồng đi các xã đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn, Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn; đường nối từ tỉnh lộ 342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương, TP Hạ Long; đường giao thông từ trung tâm huyện đi xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà; đường nối QL18 đi qua xã Quảng Lâm vào bản Sán Cáy Coọc xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà; nâng cấp hệ thống tràn vượt lũ trên địa bàn huyện Ba Chẽ… 

Tuyến đường của thôn Cái Gian, xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ) được nâng cấp, cải tạo năm 2024 mang lại niềm vui, phấn khởi cho người dân. Ảnh: Lê Nam.

Cùng với đó, hạ tầng thiết yếu khác như viễn thông, điện, nước ngày càng được củng cố, nâng cấp. Đến nay tỷ lệ dân số được phủ sóng mạng di động 4G đạt 100%. 100% số hộ dân được sử dụng điện an toàn; tỷ lệ hộ DTTS sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa được quan tâm đầu tư. Giai đoạn 2021-2025 tỉnh đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp 24 trường học các cấphỗ trợ các địa phương đầu tư mới các trường theo tiêu chí chất lượng cao; hoàn thiện đưa vào sử dụng 3 công trình y tế lớn và nâng cấp các thiết chế y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện và cơ sở phục vụ tốt chăm sóc sức khỏe nhân dân. 100% các thôn, bản vùng đồng bào DTTS có nhà văn hóa, đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động văn hóa của người dân.

Cùng chuyên mục