21
2
Kinh tế/
/kinh-te
3275880
1426445
Đầm Hà: Triển vọng từ mô hình thí điểm trồng chanh leo
dam-ha-trien-vong-tu-mo-hinh-thi-diem-trong-chanh-leo
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Đầm Hà: Triển vọng từ mô hình thí điểm trồng chanh leo

Chanh leo là một trong 4 loại cây chủ lực (na, bưởi, mít, chanh leo) được huyện Đầm Hà lựa chọn trồng trong giai đoạn đầu của đề án Phát triển vùng cây ăn quả tập trung huyện Đầm Hà đến năm 2030.

Chanh leo là một trong 4 loại cây chủ lực (na, bưởi, mít, chanh leo) được huyện Đầm Hà lựa chọn trồng trong giai đoạn đầu của đề án Phát triển vùng cây ăn quả tập trung huyện Đầm Hà đến năm 2030. Năm 2023, xã Đầm Hà triển khai xây dựng thí điểm mô hình trồng cây chanh leo trên diện tích gần 3ha, với sự hướng dẫn trực tiếp của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện; sự chuẩn bị chu đáo trong triển khai và quyết tâm cao của người nông dân, mô hình đang cho thấy những triển vọng tích cực.

Mô hình trồng chanh leo được triển khai tại HTX Nông nghiệp tổng hợp Trường Giang (thôn Trại Dinh, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà).
Giám đốc HTX Nông nghiệp tổng hợp Trường Giang, cho biết: Chanh leo có tiềm năng mang lại nguồn thu nhập khá. Bởi hiện nay và trong tương lai, nhu cầu thị trường và giá trị xuất khẩu đối với loại quả này tương đối cao, ổn định.
Kỹ thuật chọn giống, trồng, chăm sóc, cho đến thu hoạch, bảo quản chanh leo đều được cán bộ xã Đầm Hà phối hợp với Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện hướng dẫn, tập huấn chi tiết cho nông dân.
Lãnh đạo huyện Đầm Hà kiểm tra tiến độ triển khai mô hình trồng chanh leo, động viên HTX thực hiện thí điểm (tháng 11/2023).
Cây chanh leo có sức phát triển mạnh, chống chịu sâu bệnh, dễ chăm sóc. Do đó, hứa hẹn sẽ trở thành một mô hình sinh kế mới, góp phần cải thiện đáng kể thu nhập của nông dân huyện Đầm Hà.
Trong năm 2023, huyện Đầm Hà triển khai thí điểm trồng 4 loại cây: Na, bưởi, chanh leo, mít, lần lượt tại các xã Tân Bình, Đại Bình, Đầm Hà, Quảng Lâm, tổng diện tích 3ha/xã. Huyện phấn đấu đến năm 2030, diện tích cây ăn quả tập trung đạt trên 1.500ha, sản lượng 21.600 tấn/năm; trong đó khoảng 600ha sản xuất quả rải vụ, trái vụ.
Các giải pháp mà Đề án Phát triển vùng cây ăn quả tập trung đưa ra nhằm hướng đến mục tiêu thúc đẩy ngành Nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao, đảm bảo sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

Cùng chuyên mục