Đặc sắc phong tục cưới của người Dao Thanh Y ở Hải Hà
Người Dao Thanh Y tại huyện Hải Hà nổi tiếng với những tập tục sinh hoạt mang đậm bản sắc dân tộc từ cách ăn, nếp ở, trang phục, tục thờ cúng và các lễ hội truyền thống… Trong số đó, phong tục đám cưới mang nhiều nét độc đáo nhất.
PV
Đồng bào dân tộc Dao Thanh Y tại huyện Hải Hà chủ yếu sinh sống ở 2 xã Quảng Sơn, Quảng Đức. Kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông, lâm nghiệp. Người Dao Thanh Y tại huyện Hải Hà nổi tiếng với những tập tục sinh hoạt mang đậm bản sắc dân tộc từ cách ăn, nếp ở, trang phục, tục thờ cúng và các lễ hội truyền thống… Trong số đó, phong tục đám cưới mang nhiều nét độc đáo nhất. Ngày 31/8/2024, đám cưới của cô dâu Phùn Thị Thu Trang (sinh năm 2005) tại bản Mố Kiệc, xã Quảng Sơn và chú rể Phùn Phúc Quý (sinh năm 2002) tại bản Tình Á, xã Quảng Đức đã diễn ra với những nghi lễ truyền thống như vậy. Dưới đây là một số hình ảnh về đám cưới của đôi bạn trẻ.
Chú rể Phùn Phúc Quý xin phép gia tiên để sang nhà gái rước dâu.Đoàn đón dâu bao giờ cũng phải đi lẻ gồm ông mối, chú rể, phù rể, những người phục vụ gồng gánh lễ vật, của hồi môn đến nhà gái.Đại diện nhà gái cầm dây ngang qua cổng đón đoàn nhà trai. Họ hát những bài hát truyền thống của người Dao Thanh Y.Đại diện họ nhà trai nói chuyện với họ nhà gái để xin dâu rước về.Nhà trai có một số sính lễ theo phong tục. Về phía nhà gái sẽ ghi lại của hồi môn của dòng họ cho con gái khi đi lấy chồng.Đại diện nhà gái cõng cô dâu xuống bếp để làm lễ.
Cô dâu, chú rể che kín mặt bằng một chiếc khăn và được ông mối và thầy cúng làm lễ tại bếp nhà cô dâu.Thầy mo làm thủ tục để cô dâu chính thức trở thành thành viên của gia đình nhà trai.Trưởng đoàn cùng họ nhà trai dặn dò chú rể phải yêu thương cô dâu đến trọn đời, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Cô dâu trao lễ vật cho ông mối và nhận ông mối là bố suốt đời, cảm ơn tình cảm của ông mối trước khi ông mối ra về.