21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2311365
659794
Đã không còn là nguy cơ
da-khong-con-la-nguy-co
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Đã không còn là nguy cơ

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 chỉ ra nhiều nguy cơ và thực trạng ô nhiễm môi trường biển trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, nước biển ven bờ ở tỉnh chịu tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của vùng bờ. Thống kê cho thấy số lượng nguồn gây ô nhiễm gia tăng đáng kể qua các năm. Kết quả quan trắc 5 năm (2011-2015) cho thấy nước biển ven bờ Quảng Ninh có xu hướng gia tăng ô nhiễm chất rắn lơ lửng (TSS), chất hữu cơ và dầu mỡ khoáng so với giai đoạn 2006-2010.

Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 chỉ ra nhiều nguy cơ và thực trạng ô nhiễm môi trường biển trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, nước biển ven bờ ở tỉnh chịu tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của vùng bờ. Thống kê cho thấy số lượng nguồn gây ô nhiễm gia tăng đáng kể qua các năm. Kết quả quan trắc 5 năm (2011-2015) cho thấy nước biển ven bờ Quảng Ninh có xu hướng gia tăng ô nhiễm chất rắn lơ lửng (TSS), chất hữu cơ và dầu mỡ khoáng so với giai đoạn 2006-2010.

Điển hình là ô nhiễm dầu mỡ khoáng tại các bến cảng: Hàm lượng dầu tại hầu hết các cảng, đặc biệt là cảng Nam Cầu Trắng và cảng tàu du lịch Bãi Cháy tiếp tục bị ô nhiễm cục bộ và gia tăng so với giai đoạn 2006-2010. Hàm lượng dầu đo được tại hai cảng này vượt ngưỡng cho phép từ 1,7-4,4 lần, các cảng khác vượt khoảng 1,1 lần.

Tại nhiều khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long đã bị ô nhiễm dầu mỡ khoáng. Ở khu vực vịnh Cửa Lục - cầu Bãi Cháy, hàm lượng dầu có xu hướng tăng, dao động từ 0,012mg/l đến 0,826mg/l, so với quy chuẩn là 0,2mg/l. Khu vực ven bờ bến chợ Hạ Long 1 và khu vực ven bờ Cột 5, Cột 8, hàm lượng dầu mỡ khoáng luôn vượt ngưỡng cho phép trong tất cả các đợt quan trắc.

Cùng với đó là ô nhiễm cục bộ với các thông số khác. Cụ thể, nước biển ven bờ khu vực tiếp nhận nước suối Lộ Phong, khu vực bến Do, Cảng 10-10 ở TP Cẩm Phả tại thời điểm triều kiệt có dấu hiệu ô nhiễm một số kim loại như Pb, Cu, Zn, và Fe; khu vực luồng giao thông thuỷ sau bến chợ Hạ Long 1, khu vực nhà bè Cột 5 và khu vực bãi tắm Bãi Cháy có hàm lượng amoni và một số thông số dinh dưỡng cao; khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long đến Cột 5 xuất hiện ô nhiễm nhiều thông số như: Dầu mỡ khoáng, các chất dinh dưỡng, coliform. Khu vực ven bờ vịnh Bái Tử Long xuất hiện ô nhiễm các kim loại nặng như Fe, Mn và dầu.

Nhiều khu nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu ô nhiễm Cu, Zn, Mn với các thông số vượt 1,6-3,8 lần ngưỡng cho phép.

Đặc biệt, theo kết quả quan trắc của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, hàm lượng amoni đang gây ô nhiễm cho cả dải ven bờ và vùng lõi di sản. Biểu hiện nhìn thấy của ô nhiễm này là hiện tượng "tảo nở hoa" diễn ra trong năm 2012, 2013 sau những cơn mưa kéo dài tại một số khu vực như bến chợ Hạ Long 1, khu vực ven bờ gần cống xả khu dân cư Cột 5, Cột 3.

Như vậy, ô nhiễm môi trường biển không còn là nguy cơ mà đã là thực trạng hiện hữu ở nhiều khu vực biển trên địa bàn tỉnh. HĐND tỉnh (khoá XII) đã thông qua Nghị quyết về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020; Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án cải thiện môi trường… Trong đó đã đề ra đầy đủ các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển nói riêng. Để giữ gìn môi trường biển, cần huy động cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, du khách cùng quyết tâm thực hiện ngay, thực hiện quyết liệt các giải pháp đó.

Chí Linh

Cùng chuyên mục