21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2459361
973368
Cùng 22 dân tộc anh em đoàn kết, phát triển
cung-22-dan-toc-anh-em-doan-ket-phat-trien
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Cùng 22 dân tộc anh em đoàn kết, phát triển

Đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung. Với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống đoàn kết, hòa quyện vào nhau đã tạo nên những truyền thống yêu nước và bản sắc văn hóa riêng có của các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung. Với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống đoàn kết, hòa quyện vào nhau đã tạo nên những truyền thống yêu nước và bản sắc văn hóa riêng có của các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Quảng Ninh hiện có trên 162.500 người dân tộc thiểu số, chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh, sinh sống ở 85% diện tích tự nhiên - những địa bàn có vị trí trọng yếu về quốc phòng an ninh, biên giới quốc gia. Xác định việc thực hiện công tác dân tộc nói chung, chăm lo toàn diện cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh luôn quan tâm sâu sát, kịp thời về công tác dân tộc, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo diện mạo mới, khởi sắc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Đặc biệt, Quảng Ninh đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu, đề án cho khu vực này thông qua những chương trình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư hạ tầng, chăm sóc y tế, phát triển giáo dục, văn hóa..., với chính sách đặc thù, riêng có, vận dụng linh hoạt nguồn lực, cơ chế đặc biệt như Chương trình 135, Đề án 196, xây dựng nông thôn mới...

Từ các nguồn lực đầu tư đã tạo chuyển biến quan trọng trong kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Tính đến thời điểm này, 100% các xã có đường ô tô cứng hoá đến trung tâm xã, có đủ cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, đưa Quảng Ninh đứng đầu 15 tỉnh miền núi phía Bắc về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; 100% số hộ dân ở xã đặc biệt khó khăn được sử dụng điện lưới quốc gia, điện năng lượng mặt trời; trên 96,5% số hộ dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Thu nhập bình quân đầu người vùng dân tộc thiểu số năm 2018 gấp 2 lần so với năm 2014, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã tự nguyện viết đơn ra khỏi diện hộ nghèo thể hiện sự no đủ, ý chí vươn lên, tự lực, tự cường.

Không chỉ chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội, thông qua các chính sách dân tộc, đời sống tinh thần, dân trí, văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng được nâng lên rõ rệt. Trên địa bàn tỉnh hiện có 88,76% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số đạt danh hiệu gia đình văn hóa; gần 91% các xã đạt tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới; 95,5% các xã đạt tiêu chí về thông tin - truyền thông... Cùng với đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, mạng lưới y tế được củng cố, hoàn thiện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Không chỉ phát huy từ nguồn lực ngân sách nhà nước, hằng năm Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh tổ chức các đợt phát động ủng hộ đồng bào nghèo và các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng Ninh. Qua đó đã phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm, tổ chức, cá nhân, nhân dân trong, ngoài nước chung tay, góp sức trong công cuộc giảm nghèo, giúp khu vực khó khăn phát triển, người nghèo có cơ hội thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đơn cử như năm 2019, đầu tháng 10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã gửi thư đến 2.118 cơ quan, tổ chức, cá nhân để vận động. Đến ngày 30/10, đã có 81 cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ với số tiền gần 1,26 tỷ đồng.

Có thể nói, Quảng Ninh có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Đặc biệt, những vùng phên giậu biên cương thường có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chính vì vậy chăm lo cho đời sống bà con nơi đây được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt, thường xuyên. Với sự tin tưởng vào đường lối, lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật, quản lý của Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh luôn tích cực lao động, sản xuất, tham gia xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh trật tự, qua đó góp sức cùng quê hương phát triển giàu mạnh.

Thái Bình

Cùng chuyên mục