21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2347332
715968
Chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020
chuong-trinh-ocop-giai-doan-2017-2020
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định (số 2366/QĐ-UBND) phê duyệt Đề án chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh - OCOP" giai đoạn 2017-2020. Theo đó, tổng kinh phí thực hiện Đề án là trên 850 tỷ đồng, trong đó kinh phí do cộng đồng huy động khoảng 644 tỷ đồng, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 210 tỷ đồng.

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định (số 2366/QĐ-UBND) phê duyệt Đề án chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh - OCOP” giai đoạn 2017-2020. Theo đó, tổng kinh phí thực hiện Đề án là trên 850 tỷ đồng, trong đó kinh phí do cộng đồng huy động khoảng 644 tỷ đồng, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 210 tỷ đồng.

Nhiệm vụ cụ thể, trong giai đoạn 2017-2020, tỉnh phấn đấu hoàn thiện hệ thống tổ chức OCOP Quảng Ninh theo hướng thành lập bộ máy chuyên trách OCOP từ tỉnh đến cấp huyện; tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP và lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình...

Mục tiêu của Đề án là hằng năm mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất từ 1 đến 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ thực hiện theo chương trình OCOP đã ban hành; phát triển ổn định ít nhất 80 tổ chức kinh tế, 250 sản phẩm OCOP; phấn đấu có 6/12 sản phẩm cấp tỉnh đủ điều kiện tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc gia. Cụ thể, trong năm 2017 tập trung rà soát, xác định các sản phẩm chủ lực, từ đó mở rộng quy mô sản xuất đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo chất lượng cũng như định hướng hỗ trợ phát triển thành sản phẩm chuyên nghiệp. Từ năm 2018 tập trung khảo sát thực trạng, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; kết nối các nguồn lực để hỗ trợ cộng đồng hoàn thiện công bố tiêu chuẩn chất lượng và các thủ tục liên quan đến lưu hành sản phẩm. Năm 2019 khảo sát thực trạng, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại sâu rộng. Năm 2020 sẽ tập trung hoàn thành việc xây dựng 5 sản phẩm có lợi thế của tỉnh được sản xuất theo chuỗi giá trị; đồng thời nâng cấp sản phẩm, chuỗi giá trị các sản phẩm chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong nước, đáp ứng tiêu chí thương hiệu quốc gia...

Theo nội dung Đề án, có thể thấy nhiệm vụ, lộ trình các bước thực hiện chương trình OCOP của tỉnh theo từng năm trong giai đoạn 2017-2020 đã khá rõ ràng, cụ thể. Điểm rõ nét là người dân luôn là chủ thể của chương trình, thể hiện ở nguồn kinh phí thực hiện huy động từ cộng đồng là cơ bản (khoảng 76%), phần ngân sách nhà nước hỗ trợ chỉ là thứ yếu (khoảng 24%). Đặc biệt, trong giai đoạn này vấn đề nâng cao chất lượng, đảm bảo quy chuẩn, tính chuyên nghiệp của sản phẩm được đặc biệt coi trọng, nhất là các sản phẩm có lợi thế của tỉnh. Bên cạnh đó là các yêu cầu về xác định sản phẩm chủ lực, sản xuất theo chuỗi giá trị, xúc tiến thương mại... cũng được chú trọng thực hiện. Và điều quan trọng là các sản phẩm OCOP của tỉnh trong giai đoạn này phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của thị trường trong nước và các tiêu chí của thương hiệu quốc gia...

Chương trình OCOP được Quảng Ninh triển khai từ năm 2014, với mục tiêu nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn, việc làm cho cư dân nông thôn và giảm nghèo bền vững thông qua việc phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế của từng địa phương, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn của tỉnh theo hướng phát triển nông thôn nội sinh và gia tăng giá trị hàng hoá. Đây là cách làm mới, sáng tạo của Quảng Ninh và thực tế đã chứng minh chương trình mang lại hiệu quả rõ nét, số lượng sản phẩm đăng ký tăng mạnh, lên tới hàng trăm, chất lượng sản phẩm được nhân dân, người tiêu dùng và du khách đánh giá cao. Điều này được khẳng định thông qua các hội chợ OCOP được tổ chức nhiều lần trong những năm vừa qua. Nhiều sản phẩm có sức tiêu thụ mạnh, cung không đủ cầu...

Từ thành công của chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chủ trương nhân rộng mô hình của Quảng Ninh ra phạm vi toàn quốc. Và hiện tại nhiều địa phương cũng đã áp dụng mô hình này với các tên gọi khác nhau. Có thể nói đó là một thành công của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, nông thôn...

Do vậy, trong thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020, bên cạnh việc chú trọng phát huy những kết quả, thành công đạt được của giai đoạn trước, Ban Điều hành chương trình và các ngành, địa phương liên quan cần đặc biệt quan tâm khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế trong phát triển, sản xuất các sản phẩm OCOP, như tuân thủ các tiêu chí của sản phẩm; những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; về bao bì, nhãn mác, đăng ký sở hữu tên sản phẩm v.v..

Thực hiện tốt các yêu cầu này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của sản phẩm, tạo niềm tin cho thị trường, đảm bảo cho các sản phẩm phát triển bền vững, mang lại nguồn lợi, giá trị gia tăng cao cho người sản xuất, kinh doanh...

Thanh Tùng

Cùng chuyên mục