21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2333163
691622
Chủ động phòng chống cúm A(H7N9)
chu-dong-phong-chong-cum-a-h7n9
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Chủ động phòng chống cúm A(H7N9)

Trước diễn biến dịch cúm gia cầm phức tạp tại Trung Quốc, chiều 20-2-2017, Văn phòng đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp (EOC) - Bộ Y tế, đã tổ chức hội nghị trực tuyến bàn về biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm A(H7N9).

Trước diễn biến dịch cúm gia cầm phức tạp tại Trung Quốc, chiều 20-2-2017, Văn phòng đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp (EOC) - Bộ Y tế, đã tổ chức hội nghị trực tuyến bàn về biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm A(H7N9).

Tại hội nghị này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết tình hình dịch cúm A(H7N9) đang lây lan rộng tại Trung Quốc. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đây là đợt dịch thứ 5 kể từ đợt dịch đầu tiên ghi nhận năm 2013 của dịch cúm A(H7N9) và cũng là đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay.

Ở Việt Nam, hiện chưa ghi nhận ca bệnh mắc cúm A(H7N9), A(H5N8), A(H5N1) trên người song vẫn ghi nhận một số ổ dịch cúm A(H5N1), A(H5N6) trên gia cầm. Riêng cúm A(H5N1), từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 3 ổ dịch cúm A(H5N1) trên đàn gia cầm tại 3 xã ở 3 tỉnh Bạc Liêu, Nghệ An và Nam Định. Tuy nhiên, nguy cơ dịch cúm A(H7N9) xâm nhập Việt Nam thời điểm này là hoàn toàn có thể.

Tại Quảng Ninh từ 12-2016 đến 2-2017 đã ghi nhận 4 ổ dịch cúm A(H5N6) tại các huyện Ba Chẽ, Quảng Yên, Hải Hà. Tại các ổ dịch này, qua giám sát không có trường hợp nào mắc bệnh viêm phổi nặng.

Vì là địa phương giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, có các cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển, với đông người qua lại trong các hoạt động du lịch, thương mại, nên công tác phòng chống dịch cúm A(H7N9) của Quảng Ninh có ý nghĩa quan trọng.

Ngày 17-2-2017, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người. Ngay trong ngày 17-2-2017, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban thành văn bản số 950/UBND-TM1 triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Theo đó, tại khu vực biên giới, cửa khẩu, lực lượng Biên phòng, Hải quan tổ chức giám sát chặt chẽ để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; triển khai các biện pháp truyền thông cho người xuất, nhập cảnh đi đến vùng có dịch về biện pháp phòng, chống vi rút cúm gia cầm A(H7N9) và các chủng vi rút cúm khác. Tăng cường kiểm soát phát hiện, xử lý các đối tượng vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu tại các địa bàn Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu.

Việc kiểm soát phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu không chỉ tăng cường ở địa bàn biên giới mà cả ở trong nội địa.

Tại cuộc họp trực tuyến của UBND tỉnh bàn phương án phòng chống dịch cúm A(H7N9) với các địa phương trên địa bàn tỉnh, ngày 24-2-2017, đồng chí Vũ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương và lãnh đạo các ngành chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch cúm A/(H7N9) theo hướng dẫn của tỉnh và đặc thù của từng địa phương, ngành đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tuân thủ phương châm 4 tại chỗ. Tất cả các ngành thành viên trong Ban Chỉ đạo của tỉnh cùng các địa phương khẩn trương thực hiện làm tốt công tác tuyên truyền, truyền thông về phòng, chống dịch đúng, phù hợp, hiệu quả.

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, công tác phòng chống dịch cúm A(H7N9) cần sự vào cuộc của người dân. Vì vậy, chúng ta cần tập trung công tác thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu rõ nguy cơ, nguyên nhân và cách phòng ngừa dịch cúm, đồng thời có trách nhiệm trong phòng chống dịch. Cụ thể như không bao che, tiếp tay cho các hành vi vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.

Nguyên Đan[links()]

Cùng chuyên mục