21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2386178
787163
Chính quyền phi giấy tờ và công dân điện tử
chinh-quyen-phi-giay-to-va-cong-dan-dien-tu
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Chính quyền phi giấy tờ và công dân điện tử

Hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy; phải nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất", như xây dựng một Chính phủ phi giấy tờ…

Kết luận tại cuộc họp về xây dựng Chính phủ điện tử vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các thành viên Chính phủ, bộ, ngành, địa phương cần thay đổi nhận thức và hành động cũng như thống nhất quan điểm “hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy; phải nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất”, như xây dựng một Chính phủ phi giấy tờ…

Tại sao phải xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử? Câu trả lời đã được Thủ tướng chỉ đạo rất rõ, “chúng ta không hội nhập, không cải cách đổi mới, đặc biệt là không áp dụng công nghệ thông tin mà trước hết là xây dựng Chính phủ điện tử thì chúng ta sẽ chậm phát triển vì năng suất thấp”. Thông qua xây dựng Chính phủ điện tử góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu đối với nhân dân.

Hiệu quả mà chính quyền điện tử đem lại đã được khẳng định rõ ở hầu hết các địa phương. Chính quyền điện tử không chỉ giúp liên thông quản lý văn bản, hồ sơ công việc thuận lợi cho quản lý điều hành, cũng như công khai, minh bạch công tác xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước, mà chính từ các dịch vụ công trực tuyến của chính quyền điện tử đã giúp giảm thời gian chi phí, phục vụ tốt nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời giúp các địa phương ghi được những điểm cải cách, đổi mới, đột phá trong sự đánh giá của người dân, cộng đồng doanh nghiệp như chỉ số PAPI, PCI, PAR- Index, ICT- Index… Chính quyền điện tử cũng là cốt lõi để các địa phương triển khai xây dựng thành phố thông minh, tạo môi trường sống nhiều tiện ích, phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả quản trị công nhằm phục vụ phát triển kinh tế, quản lý xã hội từ xây dựng thành công chính quyền điện tử là việc mà các địa phương đang nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên để đồng bộ với “chính quyền không giấy tờ” cần có các giải pháp đào tạo để người dân là những công dân điện tử trong chính quyền đó. Bởi người dân là đối tượng phục vụ, đối tượng để cơ quan Nhà nước hướng đến và cải cách thủ tục hành chính, chính vì vậy họ phải được đào tạo, tuyên truyền để trở thành những công dân điện tử. Đơn cử như việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 ở một số địa phương thời gian qua, người dân, doanh nghiệp có thể giao tiếp với chính quyền 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ nơi đâu có kết nối mạng interrnet. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Thế nhưng tại các trung tâm hành chính công, trụ sở làm việc các cơ quan có liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính vẫn tập trung rất đông người dân đến giao dịch mặc dù có rất nhiều thủ tục đã được đưa vào dịch vụ công trực tuyến.

Vì vậy để phát huy được hiệu quả của chính quyền điện tử, thì đối tượng hưởng ứng là người dân cũng cần phải được “mã hóa” điện tử. Đó là cần đào tạo để người dân hiểu và có khả năng sử dụng internet cũng như dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ công trực tuyến cần đơn giản, dễ thực hiện, có hướng dẫn chi tiết để người dân có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Để tạo sự gần gũi, hào hứng cho người dân khi tham gia vào các dịch vụ công trực tuyến của chính quyền điện tử thì các dịch vụ cần có các chức năng đối thoại, tương tác với người dân, để người dân được quyền bày tỏ quan điểm, phản biện trong hệ thống các Cổng thông tin của địa phương.

Ngọc Lan

Cùng chuyên mục