21
3
Xã hội/
/xa-hoi
3355019
1500287
Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số
cham-lo-doi-song-vat-chat-tinh-than-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách riêng có, đồng thời huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách riêng có, đồng thời huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Anh Trần Văn An (giữa) xã Bình Dân, huyện Vân Đồn được Nhà nước hỗ trợ chiếc máy cày, bừa để tạo thêm việc làm.

Quảng Ninh hiện có 42 thành phần DTTS với gần 163.000 người, cư trú, sinh sống rải rác ở hơn 85% diện tích của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà…

Để mỗi người dân đều được hưởng thành quả tăng trưởng bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau, riêng giai đoạn 2021-2024, tỉnh đã bố trí hơn 3.400 tỷ đồng vốn đầu tư công ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ nguồn vốn này đã thu hút hơn 6.100 tỷ đồng vốn tín dụng và vốn xã hội hóa cho thực hiện chương trình.

Xã Bình Dân (huyện Vân Đồn) có 95% là người dân tộc Sán Dìu. Những năm qua, Bình Dân đã được tỉnh, huyện quan tâm, đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo diện mạo mới cho vùng DTTS.

Các hộ nghèo, cận nghèo của xã được hỗ trợ phân bón, giống cây trồng, máy cày, bừa, phù hợp với nhu cầu, điều kiện của từng gia đình để có điều kiện vươn lên. Nhờ biết tận dụng, phát huy hiệu quả chiếc máy cày, bừa nhiều hộ đã vươn lên, thoát nghèo bền vững.

Anh Trần Văn An (thôn Đồng Cống) cho biết: Từ khi có máy cày, bừa, năng suất lao động của tôi đã tăng từ 3 sào lên hơn 1 mẫu/ngày. Ngoài phục vụ sản xuất nông nghiệp của gia đình, tôi còn cày thuê cho các hộ trong thôn, tạo thêm thu nhập.

Từ một xã nghèo nhất nhì của huyện, hết năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của xã Bình Dân đạt 89,5 triệu đồng/người/năm; xã không còn hộ nghèo, cận nghèo. Nhân dân tích cực tham gia bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, như: Nghệ thuật hát Soọng cô, lễ hội Đại Phan, các nghi lễ cưới hỏi, thờ cúng tổ tiên…

Tại xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà), thời gian qua nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã được giao đất giao rừng, vay vốn từ Ngân hàng CSXH để trồng quế, tạo thêm thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Bà Giềng Chống Sếnh (bản Quảng Mới) cho biết: Từ khi được nhà nước cho vay vốn ưu đãi để mua phân bón, cây quế phát triển nhanh hơn, 15 năm đã được thu hoạch, thay vì phải 20 năm như trước đây.

Bà Giềng Chống Sếnh, bản Quảng Mới (xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà) chăm sóc vườn quế của gia đình.

Để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, trong năm 2024, các địa phương đã thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho 15 hộ; hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho 92 hộ nghèo, cận nghèo với tổng kinh phí 4,855 tỷ đồng; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 13 công trình thuộc lĩnh vực văn hóa, 16 công trình nước sạch phục vụ đời sống dân sinh, như: Công trình cấp nước sạch cho các hộ thôn Nam Hả Trong, Nam Hả Ngoài, Khe Tâm (xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ); công trình nước tập trung thôn Nặm Tút (xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu); hệ thống đường ống cấp nước sạch xã Quảng Phong (huyện Hải Hà).

Cùng với đó, các sở, ngành chuyên môn cũng tích cực vào cuộc nhằm giúp đồng bào DTTS nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Trong đó, Sở LĐ-TB&XH (nay là Sở Nội vụ) đã đào tạo nghề cho 644 lao động là DTTS (chiếm 54,8% tổng số lao động được hỗ trợ học nghề), giải quyết việc làm thông qua hỗ trợ vay vốn cho 2.399 lượt lao động là người DTTS.

Sở VH-TT&DL đưa vào khai thác 41 sản phẩm du lịch mới, trong đó có một số sản phẩm du lịch tiêu biểu tại các địa phương vùng DTTS như Chợ phiên văn hóa vùng cao các xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên), Lương Mông, Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ); du lịch đi bộ xuyên rừng tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Liêu; thể thao bóng đá nữ tại xã Húc Động (huyện Bình Liêu); Liên minh HTX đã thành lập được 56 HTX, trong đó có 10 HTX tại vùng đồng bào DTTS, miền núi; tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 300 HTX ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS, biên giới, biển đảo… Qua đó giúp người dân vùng DTTS thoát nghèo bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng miền.

Cùng chuyên mục