21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2357194
732841
Cây cầu kết nối tuyến hành lang kinh tế
cay-cau-ket-noi-tuyen-hanh-lang-kinh-te
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Cây cầu kết nối tuyến hành lang kinh tế

Sáng 13/ 9, dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, cầu Bắc Luân II đã chính thức khánh thành.

Sáng 13/ 9, dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, cầu Bắc Luân II đã chính thức khánh thành, sau đúng 2 năm thi công- cây cầu nối liền mạch giao thương giữa TP Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam) và TP Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc), Khu hợp tác xuyên biên giới Đông Hưng- Quảng Ninh.

Ngược thời gian từ hơn 100 năm trước, một cây cầu sắt nối 2 bờ sông Bắc Luân đã được xây dựng. Năm 1957 tỉnh Hải Ninh (nay là TP Móng Cái, Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) trên cơ sở xem xét toàn diện, đánh giá những tác động tích cực trong phát triển kinh tế mậu dịch đối ngoại của hai nước Việt- Trung đã thống nhất xây dựng lại cầu. Trải qua thời gian năm 1992 cầu tiếp tục được xây dựng lại. Đến năm 2014 trước nhu cầu giao thương hàng hóa ngày càng cao giữa 2 địa bàn và yêu cầu phát triển mới khi hai nước mở các khu hợp tác xuyên biên giới, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã báo cáo hai nhà nước cho phép xây dựng cầu Bắc Luân II. Cây cầu được xây dựng vừa nhằm giảm tải lưu lượng giao thông qua cầu Bắc Luân đang hiện hữu và thúc đẩy mối quan hệ thương mại, du lịch giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc), vừa từng bước hoàn thiện giao thông đối ngoại của 2 tỉnh, khu, kết nối cửa ngõ ASEAN với Trung Quốc.

Trên cơ sở Hiệp định giữa hai bên, ngày 1/4/2014 Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây tiến hành khởi công xây dựng cầu phía Trung Quốc; ngày 22/11/2014 tỉnh Quảng Ninh tiến hành khởi công xây dựng cầu phía Việt Nam. Cầu Bắc Luân II có vị trí cách cầu Bắc Luân hiện tại khoảng 3,2km về phía hạ lưu. Cầu được xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Kết cấu cầu chính dạng vòm bê tông cốt thép có khẩu độ nhịp 105m, là cầu có khẩu độ vòm lớn nhất Việt Nam. Khổ thông thuyền 50 x 7m (sông cấp III), ổn định với động đất cấp 7, mặt cắt toàn cầu rộng 27,7m. Song cùng với việc triển khai xây dựng cầu Bắc Luân II, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành thi công hạng mục đường dẫn cầu dài 3,5km.

Tại lễ khánh thành, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long khẳng định, ý nghĩa, tầm vóc của cây cầu trên tuyến hành lang kinh tế giữa hai nước và là cửa ngõ kết nối khu vực ASEAN với Trung Quốc. Sau khi hai bên Việt Nam - Trung Quốc hoàn tất các thủ tục về thông quan hàng hóa, hành khách tại cầu Bắc Luân II sẽ nâng tầm phát triển kinh tế thương mại giữa hai tỉnh Quảng Ninh - Quảng Tây nói riêng và Việt Nam với Trung Quốc nói chung. Đặc biệt là chuẩn bị hình thành Khu hợp tác kinh tế song phương giữa hai bên tại khu vực đầu cầu Bắc Luân II; kết nối Khu cửa khẩu kinh tế Quốc tế Móng Cái với Khu thí điểm khai phát trọng điểm quốc gia Đông Hưng, cũng như giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và khu vực Đông Bắc Á.

Ý nghĩa kết nối hai nền kinh tế Việt Nam- Trung Quốc của cầu Bắc Luân II càng vững chắc hơn khi cuối năm 2017, đầu năm 2018 tỉnh Quảng Ninh sẽ khánh thành và đồng thời khởi công hàng loạt công trình giao thông động lực, trọng điểm. Đó là, cao tốc Hạ Long- Hải Phòng nối cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, cao tốc Hạ Long- Vân Đồn kết nối đến Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cao tốc Vân Đồn- Móng Cái kết nối đến thành phố cửa khẩu. Như vậy, tuyến cao tốc Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long- Vân Đồn- Móng Cái sẽ liên thông với hệ thống cao tốc phía Trung Quốc, tạo sự liền mạch về giao thông đường bộ giữa hai nước, nối hai nền kinh tế nói riêng và ASEAN với Trung Quốc nói chung.

Ngọc Lan

Cùng chuyên mục