21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2362593
742191
Cao tốc nối cao tốc và quyền tự chủ trong đầu tư
cao-toc-noi-cao-toc-va-quyen-tu-chu-trong-dau-tu
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Cao tốc nối cao tốc và quyền tự chủ trong đầu tư

Chúng ta đang đứng trước thời cơ lịch sử để thực sự bứt phá phát triển trên nền tảng đã xây dựng trong những năm vừa qua.

Theo kế hoạch trong dịp 30/4/2018 tỉnh Quảng Ninh sẽ khánh thành chuỗi các dự án công trình giao thông trọng điểm. Đó là, các tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn và khởi công cao tốc Vân Đồn - Móng Cái liên hoàn với nhau nối dài từ Thủ đô Hà Nội đến Đặc khu Kinh tế Vân Đồn và đến Khu Kinh tế mở hợp tác xuyên biên giới Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc). Còn nhớ hơn 10 năm trước người Hạ Long vẫn mơ cải tạo, nâng cấp mở rộng được QL18A con đường từ Hạ Long đến Bắc Ninh để nối vào cao tốc Bắc Ninh - Nội Bài - tuyến giao thông huyết mạch nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Và 10 năm sau nhìn lại không chỉ là QL18A được nâng cấp, mở rộng kết nối tuyến cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh, mà những tuyến cao tốc khác nối Quảng Ninh với cả nước đã trong giai đoạn hoàn thành.

Tại cuộc giao ban của Thường trực UBND tỉnh trong tuần, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long đã yêu cầu Sở GTVT - đơn vị được UBND tỉnh giao thẩm quyền chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu tập trung thiết bị, nhân lực, có biện pháp thi công hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm. Dứt khoát đúng dịp 30/4/2018 hoàn thành đồng bộ chuỗi dự án công trình hạ tầng giao thông động lực của tỉnh.

Quảng Ninh làm thế nào để chỉ trong chưa đầy 1 thập kỷ mà có 3 tuyến cao tốc, 1 cảng hàng không quốc tế?

Câu trả lời là sự linh hoạt, sáng tạo, dám đột phá của tỉnh trong giành quyền tự chủ về đầu tư những dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương. Có thể khẳng định đến thời điểm này, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên xây dựng cơ chế, đề nghị Chính phủ cho phép tự đầu tư làm đường cao tốc, sân bay, hạ tầng du lịch bằng nguồn vốn tự huy động. Với gần 10.000 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện GPMB và trên 32.500 tỷ đồng huy động đầu tư theo hình thức BOT, Quảng Ninh đã làm được Cảng hàng không, gần 100km đường cao tốc. Đồng thời chủ động xây dựng mô hình và vận dụng sáng tạo hình thức đối tác công - tư (PPP) để huy động nguồn lực phát triển hạ tầng đồng bộ theo nguyên tắc Nhà nước không trực tiếp làm những gì nhân dân, doanh nghiệp làm được và làm tốt hơn. Tính trong 5 năm (2012-2016), Quảng Ninh đã thu hút được khoảng 190.000 tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng cách lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư (1 đồng ngân sách lôi kéo thu hút được 8,3 đồng đầu tư ngoài ngân sách), PPP Quảng Ninh đã là cơ sở thực tiễn để Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XIII, đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, Quảng Ninh là tỉnh đi đầu trong thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó tỉnh đã tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng kết hợp nguồn vốn ngân sách với thu hút tối đa nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác, làm thay đổi căn bản diện mạo về kết nối giao thông đối nội, đối ngoại của tỉnh. Chúng ta đang đứng trước thời cơ lịch sử để thực sự bứt phá phát triển trên nền tảng đã xây dựng trong những năm vừa qua.

Và cũng tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã tập trung thảo luận về việc lập kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và cân đối nguồn vốn cho đầu tư công, cho sự phát triển đúng các định hướng, mục tiêu đề ra, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất, tăng cường phân cấp, tăng thêm quyền tự chủ, chủ động hơn cho cơ sở.

Trước những nhu cầu thực tiễn và định hướng mới phát triển của mỗi địa phương đặt ra yêu cầu mới đối với việc sử dụng nguồn lực trong đầu tư. Thực tiễn tại Quảng Ninh cho thấy nhờ sự linh hoạt trong sử dụng nguồn lực đầu tư nên tỉnh có được các tuyến cao tốc nối cao tốc, có được cảng hàng không quốc tế, các khu dịch vụ, du lịch đẳng cấp tạo lợi thế đặc biệt trong chiến lược phát triển. Trong bối cảnh cả nước cần phải tái cơ cấu đầu tư, giảm gánh nặng cho ngân sách, nhưng vẫn phải thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền cho sự phát triển, thì việc giao quyền tự chủ trong đầu tư cho các địa phương là rất cần thiết.

Ngọc Lan

Cùng chuyên mục