21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2352951
725888
Cảnh giác với sốt xuất huyết
canh-giac-voi-sot-xuat-huyet
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Cảnh giác với sốt xuất huyết

Theo báo cáo của Sở Y tế tại hội nghị thông tin báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chủ trì, ngày 8-8, tính đến ngày 7-8 toàn quốc đã ghi nhận hơn 71.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó 60.000 trường hợp phải nhập viện, số mắc tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo báo cáo của Sở Y tế tại hội nghị thông tin báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chủ trì, ngày 8-8, tính đến ngày 7-8 toàn quốc đã ghi nhận hơn 71.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó 60.000 trường hợp phải nhập viện, số mắc tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016.

Cả nước đã có 19 trường hợp tử vong do SXH, trong đó riêng Hà Nội đã có 6 ca tử vong (5 người lớn, 1 trẻ 8 tuổi). Nhiều tỉnh, thành phố có số mắc cao và dịch bệnh đang có nguy cơ lan rộng, nhất là: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Nam Định.

Tại Quảng Ninh đã ghi nhận 86 ca mắc SXH, hiện tại đều được điều trị ổn định và ra viện, không có trường hợp cần chuyển tuyến, không có trường hợp tử vong. Thực hiện giám sát chủ động công tác phòng chống SXH, ghi nhận 10/14 địa phương của tỉnh có bệnh nhân dương tính với SXH: Đông Triều, Uông Bí, Móng Cái, Hoành Bồ, Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên, Ba Chẽ, Hải Hà, Vân Đồn. 4 địa phương chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân nào dương tính với SXH là: Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Cô Tô.

Mặc dù Quảng Ninh không phải là khu vực trọng điểm của dịch bệnh nhưng với sự thay đổi các yếu tố khí hậu, thời tiết, tình trạng qua lại của khách du lịch, nhất là từ các vùng dịch bùng phát cho nên Quảng Ninh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh dịch SXH.

Vì sao Hà Nội lại là “điểm nóng” về dịch SXH? Mới đây, qua thị sát công tác phòng chống dịch SXH tại quận Đống Đa, Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ rõ hiện nay các công trình xây dựng, nơi ở của người lao động đang có nguy cơ cao. Không chỉ Hà Nội mà các địa phương trên cả nước phải kiểm tra các công trình xây dựng, không thể để tình trạng nơi ăn, chốn ở của công nhân tối tăm, nước tù đọng, mất vệ sinh...

Quảng Ninh là địa phương có mật độ các công trình, dự án xây dựng cao với nhiều công nhân sinh hoạt trên công trường. Vì vậy, ngoài quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường ở khu dân cư, thì nơi ăn, chốn ở của công nhân trên các công trường phải được đặc biệt quan tâm. Từ đầu năm đến nay, Quảng Ninh xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm, ngoài 1 vụ do gia đình tự nấu ăn với 6 người mắc, thì 2 vụ còn lại (1 vụ 3 người mắc, 1 vụ 11 người mắc) đều do nhóm thợ tự tổ chức nấu ăn. Như vậy việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch SXH tại các điểm sinh hoạt nhóm thợ trên các công trường phải được chú trọng.

Các khó khăn, tồn tại hiện nay trong phòng, chống dịch SXH mà Sở Y tế chỉ ra cần được các cấp, các ngành chỉ đạo để triển khai khắc phục. Đó là các cán bộ y tế thôn bản hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm nên công tác giám sát ca bệnh chưa thực hiện tốt. Vẫn có người dân còn thờ ơ với dịch bệnh SXH nên thiếu sự hợp tác, gây khó khăn cho cán bộ y tế trong quá trình thực hiện điều tra xử lý dịch tại cộng đồng. Công tác giám sát véc tơ chủ động tại một số đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên. Cán bộ tuyến xã chưa chủ động trong việc giám sát ca bệnh cũng như đáp ứng nhanh trong quá trình xử lý dịch. Chiến dịch vệ sinh môi trường triển khai tại một số nơi mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả.

Bộ Y tế đã phát động, triển khai chiến dịch: “Người dân tự diệt muỗi, loăng quăng phòng chống dịch bệnh do ri rút Zika và SXH”. Tại Công điện số 1106/CĐ-TTg, ngày 27-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống SXH cũng đã đề nghị Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo các cấp cơ sở chủ động thực hiện và tích cực vận động người dân tham gia phòng, chống dịch bệnh SXH, đặc biệt là diệt loăng quăng (bọ gậy).

Cùng với sự chủ động của Sở Y tế, các địa phương trong tỉnh cần triển khai mạnh mẽ chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt muỗi, loăng quăng (bọ gậy), đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh SXH và chủ động giám sát và xử lý dịch bệnh SXH tại khu dân cư, nơi sinh hoạt của các nhóm thợ, các bệnh nhân đến từ vùng có dịch.

Nguyên Đan

Cùng chuyên mục