21
2
Kinh tế/
/kinh-te
3355194
1500456
Cân nhắc thời điểm áp thuế tiêu thụ đặc biệt nước ngọt
can-nhac-thoi-diem-ap-thue-tieu-thu-dac-biet-nuoc-ngot
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Cân nhắc thời điểm áp thuế tiêu thụ đặc biệt nước ngọt

Các loại nước uống có đường phổ biến sẽ bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% theo đề xuất của Bộ Tài chính đưa ra trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi và có thể sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Các loại nước uống có đường phổ biến sẽ bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% theo đề xuất của Bộ Tài chính đưa ra trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi và có thể sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Bộ Tài chính đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt các loại nước uống có đường - Ảnh: THANH HIỆP

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với các loại nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml (nước ngọt) vì lo ngại các loại nước uống có đường sẽ làm tăng cân, gây béo phì, góp phần làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường đối với người sử dụng.

Doanh nghiệp kêu khó

Với đề xuất trên, hàng loạt các loại nước giải khát đóng chai trên thị trường như Coca-Cola, Pepsi, trà xanh không độ, trà thảo mộc, trà ô long đóng chai... có đường sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian tới.

Tuy nhiên, một số chuyên gia, đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại nước giải khát đóng chai có đường sẽ không đạt được mục tiêu chính sách là thay đổi hành vi tiêu dùng, ngược lại có thể gây khó cho doanh nghiệp sản xuất đồ uống.

Ông Nguyễn Văn Việt, chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát Việt Nam (VBA), cho biết trong mấy năm gần đây doanh nghiệp ngành đồ uống gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, các cuộc xung đột trên thế giới.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khi chuỗi cung ứng bế tắc, giá nguyên vật liệu tăng từ 30 - 40%, phải cắt giảm lao động. Để hỗ trợ doanh nghiệp đồ uống duy trì sản xuất, ông Việt kiến nghị các cơ quan quản lý cân nhắc kỹ lưỡng, chưa nên bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian tới.

Còn theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp), việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết nhưng phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng các đề xuất tăng thuế, mở rộng đối tượng thu thuế như trường hợp nước giải khát có đường.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang phải ứng phó với thuế đối ứng từ Mỹ và Chính phủ kiên định với mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, ông Hòa cho rằng cần đánh giá toàn diện việc áp thuế. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy việc áp thuế đối với nước giải khát có đường không hiệu quả đối với mục tiêu ngăn ngừa và giảm tình trạng thừa cân, béo phì và không đảm bảo tính công bằng.

Nguồn: Viện Nghiên cứu chính sách và chiến lược - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Tính toán kỹ trước khi áp thuế

Nhiều chuyên gia cũng nhận định nước giải khát không phải là nguyên nhân chính và duy nhất làm tăng cân, béo phì; nếu tăng thuế, tăng giá bán với nước giải khát đóng chai có đường thì 49% người tiêu dùng sẽ chuyển sang thức uống đường phố có chứa đường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ lưu ý khi áp thuế nước giải khát có đường, cần nghiên cứu kỹ lưỡng để không ảnh hưởng tới quyền của trẻ em. Một mặt chúng ta cần bảo vệ quyền của trẻ em được tiếp cận các sản phẩm có chứa đường, mặt khác cũng cần lưu tâm tới tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng.

Vấn đề là cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì nhiều chuyên gia y tế dinh dưỡng chia sẻ thừa cân béo phì có rất nhiều nguyên nhân. Nếu đường là nguyên nhân thì đánh thuế vào đường hay đánh thuế vào tất các sản phẩm chứa đường thay vì chỉ có nước giải khát để đảm bảo tính công bằng.

Ông Hạ ủng hộ việc tìm kiếm giải pháp hài hòa, công bằng, thời điểm nào thì áp thuế, thuế suất bao nhiêu là hợp lý. Cần có cái nhìn công bằng, công tâm khi xây dựng thuế tiêu thụ đặc biệt. Cần đặt trong tổng hòa nhiều mục tiêu, bao gồm cả mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn hiện nay.

Tương tự, TS Võ Trí Thành, viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cũng khẳng định đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, mở rộng đối tượng đánh thuế sẽ gây nhiều khó khăn cho ngành sản xuất đồ uống. Đây là giai đoạn chúng ta cần bứt tốc về tăng trưởng, việc áp thuế có thể gây tác dụng ngược.

Góp ý với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại nước giải khát có đường, đại diện Amcham Việt Nam cũng nêu vấn đề Việt Nam đang đàm phán với Mỹ để cắt giảm thuế quan nên đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần cân nhắc vì có thể làm mất đi ý nghĩa của việc cắt giảm thuế quan.

Cùng chung ý kiến, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cũng lưu ý những mặt hàng đưa vào đối tượng chịu thuế như nước giải khát có đường cần làm rõ cơ sở khoa học, thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế và đặc thù của Việt Nam. Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường lúc này sẽ tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp trong ngành và doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng.

Hơn nữa, hiện Chính phủ, các bộ ngành đang nỗ lực đưa ra các giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa thông qua giải pháp hỗ trợ như giảm thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026, đồng thời giảm, giãn một số loại thuế, phí thì đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát vào lúc này theo một số chuyên gia là chưa thuyết phục, ảnh hưởng tới kích cầu tiêu dùng nội địa.

Chuyên gia, đại biểu Quốc hội lo ngại đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt có thể gây khó cho doanh nghiệp sản xuất đồ uống - Ảnh: Q.ĐỊNH

Cùng chuyên mục