21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2406867
832390
Bịt "lỗ hổng" trong thi cử
bit-lo-hong-trong-thi-cu
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Bịt "lỗ hổng" trong thi cử

Có lẽ chúng ta chưa quên vụ việc lùm xùm trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018, liên quan đến hàng loạt bài thi của thí sinh được nâng điểm ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình…

Có lẽ chúng ta chưa quên vụ việc lùm xùm trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018, liên quan đến hàng loạt bài thi của thí sinh được nâng điểm ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình…

Trước những gian lận gây chấn động tại các địa phương nói trên, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với bộ, ngành liên quan ráo riết vào cuộc để thanh, kiểm tra kết quả thi. Kết quả là đã có hàng trăm bài thi có dấu hiệu sai phạm, nâng điểm.

Với chiêu bài "phù phép" điểm thi, xét theo khối A1 (Toán, Vật lý, Ngoại ngữ), Hà Giang có 36 thí sinh được trên 29 điểm, chiếm gần một nửa sĩ tử cả nước đạt mức này (76). Khối A (Toán, Vật lý, Hóa học), cả nước có 82 thí sinh được trên 27 điểm thì Hà Giang chiếm gần 1/3.

Tỉnh miền núi Sơn La có tỷ lệ thí sinh đạt từ 9 điểm trở lên môn vật lý cao gấp 12 lần TP Hồ Chí Minh. Với 30 em được 9 điểm trở lên môn toán, tỷ lệ thí sinh đạt mức điểm này của Sơn La là 0,3%, vượt xa những địa phương có thành tích học tập tốt như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Định (lần lượt là 0,04; 0,1; 0,06).

Để xử lý nghiêm minh sai phạm trong thi cử ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình…, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra, khởi tố 9 bị can (Hà Giang 2, Sơn La 5, Hòa Bình 2), bắt tạm giam 7 người.

Có thể thấy, những vi phạm đã được bộ, ngành liên quan, cơ quan thực thi pháp luật điều tra, xử lý nghiêm minh, thế nhưng câu hỏi dư luận đặt ra là làm thế nào để gian lận trong thi cử không còn tái diễn, đặc biệt là có giải pháp bịt “lỗ hổng” trong Kỳ thi THPT quốc gia.

Trước những bức xúc của dư luận cũng như cử tri trên cả nước về các sơ hở, tiêu cực tại Kỳ thi THPT quốc gia, trả lời trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn ngày 1/11 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra những giải pháp căn cơ nhằm đảm bảo tình trạng này không tái diễn.

Bộ trưởng cho biết, giải pháp mới cho Kỳ thi THPT quốc gia mang tính lâu dài, hết sức quan trọng, theo đúng cách làm của quốc tế. Bộ GD&ĐT đã rà soát quy trình của kỳ thi, thống nhất có nhiều giải pháp, trong đó có 3 nhóm giải pháp căn cơ.

Cụ thể, giải pháp thứ nhất: Xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa theo hướng phong phú về số lượng, nâng cao chất lượng câu hỏi, từ đó xây dựng bài thi chuẩn hóa, theo hướng bám sát vào đánh giá năng lực của học sinh THPT cũng như có sự phân hóa nhất định để làm căn cứ cho các trường ĐH, CĐ xét tuyển theo đúng tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Giải pháp thứ hai: Cập nhật phần mềm quản lý thi, đặc biệt là chấm thi để không có lỗ hổng tránh việc bị lợi dụng.

Giải pháp thứ ba: Siết chặt việc quy trình tổ chức thi, đặc biệt là công tác coi thi, chấm thi luôn minh bạch, công khai.

Bộ trưởng kỳ vọng: Với 3 nhóm giải pháp trên, chắc chắn Kỳ thi THPT quốc gia sẽ hoàn thiện theo từng năm, tiến tới tổ chức kỳ thi trung thực, khách quan, giảm áp lực cho xã hội cũng như tạo sự công bằng cho thí sinh. Đây là nhóm giải pháp vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài, hết sức quan trọng mà quốc tế đang thực hiện, có tính khả thi cao.

Như vậy là những sai phạm trong thi cử đã được xử lý nghiêm minh, cùng với đó Bộ GD&ĐT cũng đưa ra các giải pháp căn cơ, cụ thể, tin tưởng rằng Kỳ thi THPT quốc gia những năm tới sẽ diễn ra nghiêm túc, công bằng, công khai, minh bạch và đúng pháp luật.

Thái Bình

Cùng chuyên mục