21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2385904
786521
Bí thư cấp ủy cấp tỉnh, huyện không là người địa phương
bi-thu-cap-uy-cap-tinh-huyen-khong-la-nguoi-dia-phuong
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Bí thư cấp ủy cấp tỉnh, huyện không là người địa phương

Công cuộc đổi mới của Đảng từ đổi mới công tác cán bộ sẽ làm cho Đảng ngày càng mạnh hơn, niềm tin của dân với Đảng nhân cao hơn.

Trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược. Theo Tổng Bí thư, trong nửa cuối của nhiệm kỳ khoá XII, cố gắng phấn đấu hoàn thành một bước việc thể chế hoá, cụ thể hoá Nghị quyết thành các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ theo quy hoạch, phù hợp với tình hình thực tế; từng bước thực hiện việc bố trí bí thư cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương; hoàn thành việc rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thảo luận về nội dung bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương, các Ủy viên BCH Trung ương Đảng đều thẳng thắn đánh giá, người đứng đầu là người địa phương thường có mối quan hệ tình cảm họ hàng, anh em, đồng nghiệp nên nhiều khi khó xử lý, dễ bị rơi vào tình trạng nể nang, né tránh, khó giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật. Câu chuyện người đứng đầu là người địa phương dẫn đến cả dòng họ làm quan ở một huyện, một xã đã từng được công luận phản ánh và phản ứng khá dữ dội khi dòng họ cả chục người cứ nghiễm nhiên ngồi vào những chiếc ghế quan trọng của bộ máy quản lý ở địa phương. Tất nhiên ai làm cán bộ cũng đều cần có đủ năng lực và phẩm chất, đã thực hiện đầy đủ theo quy trình nhưng chắc chắn rằng sự cát cứ, tự tung tự tác của “cả họ làm quan” ở xã, huyện đã làm tê liệt bộ máy giám sát của địa phương. Góc khuất của cả họ làm quan, cha truyền con nhận đã bị phanh phui thông qua các cuộc kiểm tra, giám sát, xử lý của Đảng thời gian qua.

Đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay. Để đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và tầm nhìn trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045. Trong những ngày Trung ương bàn về việc ban hành Nghị quyết về nội dung này, đảng viên, nhân dân cả nước đều dành sự quan tâm, theo dõi sát sao. Bởi công tác cán bộ trong thời gian qua đã có nơi, có lúc bị buông lỏng, quyền lực, chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, họ hàng dòng tộc, thậm chí tham nhũng trong công tác cán bộ đã trở thành vấn đề bức xúc trong dư luận nhân dân. Những “cái gốc của công việc” chưa được đánh giá một cách khách quan, chính xác, chưa có cơ chế tạo động lực, đổi mới sáng tạo, rèn luyện qua thực tiễn đã phần nào làm tha hóa quyền lực trong bộ máy công quyền, suy thoái, biến chất ở một bộ phận làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ ta.  

Kiểm soát quyền lực từ kiềm chế các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, chống tệ chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế và quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm đã, đang và sẽ tiếp tục nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của đảng viên, nhân dân. Chủ trương bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương là một động thái quan trọng của Đảng để ngăn ngừa vấn nạn con ông cháu cha, cũng như nhóm lợi ích, lạm quyền. Đổi  mới này của Đảng sẽ có ảnh hưởng lan tỏa mạnh mẽ không chỉ đối với công tác cán bộ mà, sẽ tạo khí thế mới, xung lực mới cho sự nghiệp đổi mới đồng bộ, toàn diện của đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. 

Ngọc Lan

Cùng chuyên mục